Kiến thức quý báu về vô sinh hiếm muộn trong Đông Y

Quan niệm vô sinh hiếm muộn Theo y học cổ truyền : tinh người cha thuộc dương, trứng người mẹ (mẫu huyết) thuộc âm, âm dương giao hòa sẽ thụ thai.

 

Hải Thượng Lãn Ông đã nói: Tinh cha huyết mẹ nhân cảm hứng mà giao hội với nhau, tinh nhờ dương tiết ra, huyết thu liễm tinh, tinh thành xương, đó là muôn vật nhờ ở càn nguyên (càn là dương, là cha, nguyên là đầu, là trước, càn nguyên là đức đầu tiên của càn tạo ra muôn vật) làm nguồn gốc. Huyết khí hộ vệ bên ngoài, thành bào thai, tinh dầy đặc bên trong để hóa sinh nuôi dưỡng, đó là muôn vật sinh trưởng nhờ khôn nguyên (đức đầu tiên của khôn là sinh ra muôn vật). Âm dương giao cấu, ngưng kết thành thai, chỗ thai ở gọi là tử cung, một cuống ở dưới, trên phân 2 ngả, một ngả thông sang tả, một ngả thông sang hữu.

 

Trần Tử Minh, danh Y đời Tống (Trung Quốc) có khuyên: nam giới tuy 16 tuổi đã có tinh nhưng phải đến 30 tuổi mới lấy vợ, nữ giới tuy 14 tuổi đã có kinh nguyệt nhưng đến 20 tuổi lấy chồng, như thế âm dương đều sung túc. Lý do là ở nữ, đến tuổi 14 thiên quý đến, mạch Nhâm Xung đầy đủ, có kinh, ngực nảy nở. Ở nam đến tuổi 16, thiên quý đến, thận khí đầy đủ, tinh khí dồi dào. Nếu giao hợp có thể có thụ thai.

 

Ngoài ra y học cổ truyền cũng cho rằng, thời gian giao hợp quan hệ rất lớn đối với sự hoài thai. Sách Diệu nhất trai y học chính ấn chủng tử thiên viết “Giao hợp có thời, vạn vật hóa sinh ắt có thời gian lạc dục”. “Lạc dục” ở đây ý chỉ sự rụng trứng. Người xưa cũng nói “đêm khuya êm dịu, tình cảm vợ chồng thuận hòa, gặp nhau thụ thai, con cái không những trường thọ mà còn trí tuệ hơn người”.

 

Vô sinh theo y học cổ truyền: rất xem trọng yếu tố “tiên thiên” và “hậu thiên” trong vấn đề vô sinh. Đạo trời đất âm dương hòa hợp mới nuôi sống được muôn vật, đạo vợ chồng âm dương hòa hợp mới sinh nở được con cái. Nếu tinh cha huyết mẹ không đầy đủ mà có thể chửa đẻ chưa bao giờ có.

 

Cơ chế bệnh sinh: về chức năng sinh sản của người phụ nữ theo y học cổ truyền, mạch Xung Nhâm đóng vai trò trọng yếu. Vì mạch Nhâm chủ về bào cung, thống quản mạch âm trong cơ thể con người. Vương Băng nói: “mạch Xung là bể chứa huyết, mạch Nhâm chủ về bào thai. Hai mạch Xung Nhâm nương tựa hỗ trợ nhau tốt thì đấy là suối nguồn của kinh mạch, thai sản”. Mạch Xung Nhâm đầy đủ thịnh vượng thân thể khỏe mạnh, kinh nguyệt điều hòa, thụ thai sinh nở bình thường. Nếu mạch Xung Nhâm tổn thương có thể gây bệnh phụ khoa, trong đó có vô sinh. Những nguyên nhân gây tổn hại  đến mạch Xung Nhâm như giao hợp quá độ, sảy thai nhiều lần, các yếu tố gây nên khí huyết không điều hòa hoặc gây nên sự rối loạn chức năng của tạng phủ…

 

Nguyên nhân: vô sinh ở người phụ nữ chia 2 loại: tiên thiên khuyết tật (không có âm đạo, tử cung, buồng trứng kém phát triển…) và bệnh lý hậu thiên.

 

blank

Mạch Xung Nhâm tổn thương gây vô sinh ở nữ giới

 

Các thể bệnh lý hậu thiên thường gặp là: hư hàn, huyết hư, đàm thấp, can uất và huyết nhiệt

Tỳ Thận Hư hàn: bụng dưới thường bị lạnh và đau thất thường, kinh kỳ không đều, sắc huyết nhợt nhạt, huyết trắng khí hư, rêu lưỡi mỏng, kiêm thận hư thì tinh thần hay mỏi mệt; hay đau lưng, mỏi chân, tiểu nhiều, kinh nguyệt ra ít, hơi lãnh cảm, chất lưỡi nhợt. Do lúc đang hành kinh không giữ gìn cẩn thận, ăn đồ sống lạnh hoặc vì tham dâm vô độ, sống nơi ẩm ướt làm tổn hại mạch Xung Nhâm khiến chân dương không đầy đủ, không khí hóa hàn thấp mà dồn vào làm lạnh dạ con.

 

Huyết hư hàn: thể trạng hư suy, kinh kỳ ít có khi ra muộn, bất thường; sắc mặt vàng xanh, tinh thần mỏi mệt, hay chóng mặt, hoa mắt, lưỡi nhợt rêu mỏng, mạch hư sác hoặc trầm tế. Thân thể vốn yếu, âm huyết kém yếu mà không giữ được tinh.

 

Đàm thấp trở trệ Bào cung: hình thể béo mập, đầu choáng, tim hồi hộp bạch đới đặc dính mà nhiều, khi có kinh không đều, sắc nhợt mà nhiều, lưỡi nhợt rêu nhớt, mạch hoạt. Do ăn chất béo bổ sinh đờm thấp tích trệ ở bào cung làm cho bào cung không dưỡng được tinh.

 

Can khí uất: người phụ nữ hay uất ức không vui, có kinh nguyệt không định kỳ, ngực sườn không thư thái hoặc bụng hay đầy chướng, ngủ hay mộng mị những điều không tốt, người thụ động, ít nói cười. Do can không sơ tiết bình thường mà khí huyết mất điều hòa.

 

Âm hư, thấp nhiệt Xung Nhâm: trước lúc hành kinh hay có triệu chứng đau bụng dưới, đau đầu, chóng mặt; kinh nguyệt đỏ lợm, khô đặc, môi hay bị khô. Do uống nhiều thuốc nóng quá hoặc huyết hư hóa nhiệt, nhiệt ẩn náu ở mạch Xung Nhâm làm khí huyết mất cân bằng.

 

Theo Hải Thượng Lãn Ông: phụ nữ không có thai, có người do lục dâm thất tình làm tổn thương mạch Xung Nhâm, hoặc bệnh cũ ẩn nấp, di chuyển trong tạng phủ, hoặc tử cung hư lạnh, hoặc khí thịnh huyết suy, tỳ vị hư tổn. Do đó không nuôi dưỡng được mạch xung nhâm hoặc tích đờm ngưng trệ ở bào lạc.

 

Vô sinh nam: do đàn ông phòng lao quá độ, tiết tinh quá nhiều, tinh loãng như nước, hoặc lạnh như băng, lo nghĩ quá nhiều… Tất cả các nguyên nhân ấy đều dẫn đến khó có con.

 

 

blank

Nam giới khí huyết hư hao ảnh hưởng tới khả năng sinh sản

 

Đông y chia vô sinh nam thành tám bệnh danh chính:

 

Thận âm khuy hư: tinh dịch lượng ít, số lượng tinh trùng giảm, lưng đau gối mỏi, nóng lòng bàn tay bàn chân, cảm giác sốt về chiều, thất miên, đạo hãn, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ.

 

Thận dương bất túc: tinh dịch lạnh loãng, số lượng tinh trùng giảm, độ di động kém, mệt mỏi, tay chân lạnh, sợ lạnh, liệt dương hoặc di tinh, tiểu đêm nhiều.

 

Khí huyết khuy hư: tinh dịch loãng, số lượng tinh trùng giảm, giảm ham muốn, liệt dương hoặc xuất tinh sớm, gầy yếu, mất ngủ, hay quên, ăn kém, đại tiện lỏng.

 

Tỳ thận dương hư: tinh dịch lạnh loãng, số lượng và chất lượng tinh trùng giảm, giảm ham muốn, liệt dương hoặc di tinh, lưng đau gối mỏi, ngũ canh tả.

 

Đàm trọc trở trệ can mạch: tinh dịch lượng ít, không có hoặc có rất ít tinh trùng, khó xuất tinh, tinh hoàn hay sưng nề, tức ngực, béo bệu.

 

Thể huyết ứ trở trệ kinh can: giãn tĩnh mạch thừng tinh, đau khi xuất tinh, không có hoặc có rất ít tinh trùng, tỉ lệ chết cao, bụng dưới và bìu đau chướng, lưỡi có điểm ứ huyết.

 

Thể Thấp nhiệt phạm can mạch: tinh dịch đặc lâu hóa lỏng và có nhiều bạch cầu, chất lượng tinh trùng giảm, tỉ lệ chết nhiều, sau sinh hoạt hay đau tức dương vật và tinh hoàn, tiểu tiện sẻn đỏ, có cặn đục, chân tay mỏi nặng, tâm phiền miệng khát, đại tiện khó, lưỡi đỏ rêu vàng dính.

 

Hàn trệ can mạch: tinh dịch lạnh loãng, bộ hạ đau chướng và lạnh, sau sinh hoạt bụng dưới và tinh hoàn đau tức, lưng đau gối mỏi, tay chân lạnh, sợ lạnh, lưỡi nhợt và bệu, mạch căng như dây đàn.

 

 

Về lĩnh vực chữa vô sinh hiếm muộn y học cổ truyền từ lâu đã có nhiều kinh nghiệm, việc chẩn đoán và điều trị dựa trên các lý luận của âm dương ngũ hành, từ xa xưa đã dùng những bài thuốc hay và rất hiệu quả. Các bài thuốc từ cao ban long cho người hiếm muộn

 

blank

Cao ban long Siberia hỗ trợ điều trị vô sinh hiệu quả

 

  1. Rượu bổ thận tráng dương dành cho nam giới:

Ba kích, nhị hồng sâm, tục đoạn, kỷ tử mỗi loại 20g; bổ cốt chí, ích trí nhân mỗi loại 8g; nhục thung dung, đương quy mỗi loại 15g; cao ban long 100g, đường phèn 30g. Các vị trên rửa sạch, để thật ráo rồi cho vào bình thủy tinh, đổ ngập 4 lít rượu vào và ngâm trong 1 tháng, mỗi ngày uống 15ml trước khi đi ngủ. Đối với người không uống được rượu nên pha loãng với nước lọc.

 

Tác dụng của cao ban long với nam giới trong bài thuốc này giúp cải thiện chứng thận dương suy yếu, phòng dục quá độ, cải thiện chứng di tinh, mộng tinh, hoạt tinh, đau lưng mỏi gối, an thần…

 

  1. Nước uống bổ huyết dành cho nữ giới

4g cao ban long; bồ hoàng và cam thảo mỗi thứ 5g đem rửa sạch rồi cho tất cả vào nồi đất, thêm 400ml nước vào đun đặc còn 100ml nước, chia đều 2 lần uống trong ngày.

 

Tác dụng của cao ban long với phụ nữ trong bài thuốc chống vô sinh này giúp điều hòa khí huyết, tăng cường lưu thông máu, cải thiện tình trạng huyết bế, kinh nguyệt không đều.